Sản phẩm chống thấm sika hiện nay đã và đang được sử dụng rộng rãi ở đa số tất cả các hạng mục công trình xây dựng, áp dụng cho cả công trình mới cũng như công trình cũ sửa chữa nhà đà nẵng.

Nguyên nhân gây thấm dột sàn mái
- Sàn mái, sân thượng sử dụng trong một thời gian, do phải chịu nhiều tác động của khí hậu khắc nghiệt và các tác nhân khác, sẽ có dấu hiệu bị nứt gãy, rạn vết chân chim, kèm theo ứ đọng nước nên dẫn đến tình trạng thấm dột.
- Do sự co ngót không đồng đều giữa lớp bê tông sàn mái với tường bao quanh sàn mái dẫn đến hiện tượng tách lớp gây thấm.
- Chống thấm ban đầu kém chất lượng, thi công không đúng cách. Sử dụng các sản phẩm chống thấm không ổn định, bị lão hóa nhanh, không có khả năng co ngót theo sự thay đổi của thời tiết. Lượng keo chống thấm ít, không tạo được độ dày phù hợp với sự co ngót.
- Không ngâm thử nước để kiểm tra lớp chống thấm có tốt hay không trước khi lát gạch tàu.
- Hệ thống thoát nước ở sàn mái, sân thượng bị hư hỏng, thiết kế sai dẫn đến tình trạng đọng nước.
- Thi công xây dựng sàn mái, sân thượng không phù hợp cho việc sửa chữa và bảo trì.
Giải pháp chống thấm sàn mái sơ bộ
- Xử lý bề mặt cần chống thấm, trám bít các lỗ hổng, các điểm bị thấm nước, cổ ống thoát sàn,…
- Tiến hành thi công chống thấm sàn và tường.
- Ngâm với nước kiểm tra kết quả của việc chống thấm.
- Thực hiện cán hỗn hợp xi-măng trộn, vữa để bảo vệ lớp chống thấm và tạo độ dốc.
- Xếp gạch chống nóng, hoàn thiện bề mặt, bàn giao và đưa vào sử dụng.
Các bước thực hiện thi công chống thấm sàn mái
I. CHUẨN BỊ BỀ MẶT
- Làm sạch bề mặt bê tông cần chống thấm, xử lý các vết lồi lõm, dùng giấy nhám chà sạch các vết bẩn hay mảng bám.
- Sử dụng hỗn hợp xi-măng (vữa) có trộn phụ gia Sika Latex để dặm các vị trí lồi lõm, chắp vá các lỗi khuyết điểm có trên bề mặt sàn bê tông. Chống thấm sàn tại Đà Nẵng khuyên bạn nên đảm bảo bề mặt bê tông phải bằng phẳng, không quá lồi lõm để quá trình xử lý chống thấm có thể dễ dàng và thuận tiện hơn.
- Dùng hỗn hợp hồ dầu ( Xi-măng+ nước và Sika latex TH) quét bằng chổi cọ và dùng vữa có trộn phụ gia Sika lite đắp bo tròn các góc cạnh chân tường bằng bay.
II. XỬ LÝ CÁC ĐIỂM BỊ THẤM VÀ CÁC CỔ ỐNG THOÁT SÀN
- Sử dụng thước dây để kiểm tra khoảng cách giữa bê tông và ống đảm bảo phải lớn hơn 1,5 cm.
- Vệ sinh quanh cổ ống.
- Quét kết nối bằng Latex TH.
- Thi công gioăng trương nở Hyper Stop quanh cổ ống để ngăn chặn tình trạng nước ó thể rò rỉ ra.
- Thi công lớp vữa không co, có tính năng chống thấm, chống ăn mòn cao Sika Grout 214-11 của Sika xung quanh lấp đầy cổ ống.
III. THI CÔNG LỚP CHỐNG THẤM
1. Thi công dạng màng tự dính, sử dụng màng khò nóng.
2. Thi công dạng phun,quét.
IV. KIỂM TRA LẠI HIỆU QUẢ CHỐNG THẤM BẰNG NƯỚC
- Khi lớp chống thấm lớp thứ 2 đã khô cứng, tiến hành ngâm với nước và kiểm tra trong vòng 24h đồng hồ.
- Đảm bảo quá trình chống thấm đà nẵng diễn ra tốt, nghiệm thu và bàn giao công trình.
V. CÁN HỒ TẠO ĐỘ DỐC BẢO VỆ CHO LỚP CHỐNG THẤM
VI. XẾP, ỐP GẠCH CHỐNG NÓNG